Quay lại
Tin tức pháp lý
10/10/2023, 3:00:00 AM

YÊU CẦU ĐỘC LẬP

1. Yêu cầu độc lập là gì?

Khi tham gia vào vụ án dân sự, bên cạnh việc đứng về nguyên đơn hoặc đứng về bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn với vụ án đang được giải quyết. Theo đó, yêu cầu độc lập là yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn với vụ án đang được giải quyết.

Nếu xét về bản chất chúng ta có thể nhận thấy yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có là một dạng của yêu cầu khởi kiện, và điều này chứng tỏ có thể được khởi kiện thành một vụ án độc lập. Nhưng nếu tiến hành giải quyết theo hình thức của một vụ án mới thì sẽ không đảm bảo được quyền lợi của các bên liên quan do đó bắt buộc phải cùng đưa vào giải quyết chung để được giải quyết nhanh hơn, tranh việc phải xác định vụ án giải quyết trước, sau dẫn đến kéo dài mất thời gian giải quyết những vụ án khác.

2. Quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

      Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

       Ngoài các quyền chung trong các quyền của đương sự quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thêm một số quyền như sau:

  • Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn;
  • Nếu yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ Tố tụng dân sự 2015;
  • Những quyền khác được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Khách hàng của KA có thể tìm hiểu sâu, cụ thể về vấn đề này hơn nữa khi trải nghiệm kho dữ liệu pháp lý app/website KA thông qua ứng dụng công nghệ KA ACADEMY.

1673234576098_Bang_loi_noi_11_f3dc96ce3e.jpg

3. Điều kiện đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

       Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện như sau:

  • Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
  • Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
  • Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

4. Hỗ trợ của Luật sư KA đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thông qua nền tảng KA-ACADEMY.

Thông qua nền tảng KA-ACADEMY, luật sư tư vấn của KA sẽ hỗ trợ thực hiện các thủ tục, soạn đơn yêu cầu để người có quyền, nghĩa vụ liên quan có thể tham gia vào vụ kiện. Sau khi Tòa án xem xét yêu cầu, nếu yêu cầu đó là chân chính thì Tòa án sẽ cho phép người yêu cầu tham gia vào vụ kiện và sẽ yêu cầu nguyên đơn, bị đơn bồi thường cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo yêu cầu của họ.

Nền tảng KA ACADEMY trên App và Website là một công cụ tự động hóa mà KA đã thiết kế để dành riêng cho luật sư KA, hỗ trợ các luật sư có thể chủ động tác nghiệp. Đây chính là một trong những sự đầu tư cũng như lồng ghép chuyên môn và công nghệ của KA. Song song theo đó, đây cũng là nơi để người dùng dễ dàng tìm đến các luật sư dày dặn kinh nghiệm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Luật sư KA luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ người dùng thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dùng. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là thiên chức của một người luật sư nói riêng và của KA ACADEMY nói chung mà KA đã đặt ra ngay từ ban đầu khi xây dựng nền tảng tự động hóa này, tạo nền tảng dành riêng cho luật sư KA.

Chia sẻ