Quay lại
Tin tức pháp lý
12/21/2022, 3:00:00 AM

THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1. Sơ lược về thủ tục tố tụng hình sự là gì?

Thủ tục tố tụng hình sự được hiểu là trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

Cơ quan tiến hành tố tụng gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Cơ quan điều tra là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

1673492310371_Bang_loi_noi_12_973c50b4fb.jpg

2. Quy trình tố tụng hình sự

Quá trình tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đến giai đoạn xét xử tại Tòa án, cấp xét xử đầu tiên là cấp sơ thẩm. Nếu có kháng cáo kháng nghị thì sẽ tiếp tục xét xử cấp tiếp theo là phúc thẩm. Nếu không có kháng cáo kháng nghị thì bản án được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm sẽ có hiệu lực và chuyển đến giai đoạn tiếp theo là thi hành án.

Giai đoạn khởi tố

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án cũng đồng thời là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Để khởi tố vụ án hình sự cần có căn cứ được quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Ngoài ra, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

  • Tố giác của công dân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức;
  • Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú”.

Giai đoạn điều tra

Là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.

Giai đoạn truy tố

Truy tố là một trong những giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, quyết định truy tố của  Viện kiểm sát phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát ra quyết định:

Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 240 BLTTHS 2015

Giai đoạn xét xử

Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ  sơ và bản cáo trạng đến Tòa án. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm: Khai mạc, xét hỏi, tranh luận trước tòa, nghị án và tuyên án.

Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.

Khi kết thúc hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định.

Cơ sở pháp lý: Chương XXI BLTTHS 2015

Thi hành bản án

Khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật thì sẽ được đưa ra thi hành án trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định. Việc thi hành các loại hình phạt và bồi thường dân sự (nếu có) phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình cải tạo, cần động viên, giáo dục người phạm tội nghiêm chỉnh chấp hành hình phạt để có thể được giảm thời hạn áp dụng hình phạt đối với họ.

3. KA ACADEMY – Nền tảng dành cho Luật sư KA trong quy trình tố tụng hình sự.

Đó là sơ lược về quá trình tố tụng hình sự để các bạn hình dung, có rất nhiều giai đoạn, thủ tục, giấy tờ mà đôi khi những người liên quan họ không nắm hết hoặc không hiểu tại sao lại có thủ tục này, tại sao lại có thủ tục kia.

Do đó, luật sư KA đã nhờ vào sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ tự động hóa là KA ACADEMY để giúp cho các luật sư có đầy đủ các căn cứ pháp lý cần thiết khi tác nghiệp, và người dùng hay những người đã có nền tảng chuyên môn thuận lợi trong việc tìm hiểu, tương tác với các luật sư về vấn đề liên quan đến Tố tụng hình sự.

Các luật sư KA nói riêng và KA ACADEMY nói chung hoạt động dựa trên sự giúp đỡ người có nhu cầu giải đáp pháp lý là chính. KA ACADEMY tạo mọi điều kiện để người dùng được trải nghiệm không chỉ là văn bản pháp luật mà còn được ALO LUẬT SƯ tư vấn. 

Đây vừa là mục tiêu xây dựng, vừa là kỳ vọng để KA ACADEMY ngày càng hoàn thiện hơn nữa khi tạo nền tảng app/web cho riêng luật sư KA.

Chia sẻ