1. Thủ tục thụ lý vụ án được thực hiện như thế nào?
Trong các quan hệ pháp luật thuộc sự điều chỉnh của ngành luật dân sự, khi các bên có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ với nhau thì có thể thực hiện việc khởi kiện. Sau khi nộp đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết và Tòa án thực hiện thụ lý thì Tòa án sẽ phải thông báo về việc thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự cho đương sự được biết. Vậy thông báo về việc thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể như thế nào?
Thụ lý vụ án theo quy định của luật tố tụng thì được hiểu là việc Tòa án bắt đầu tiếp nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết. Thụ lý vụ án dân sự được hiểu là việc tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thụ lý vụ án cụ thể như sau:
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho nguyên đơn biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện hay còn gọi là nguyên đơn để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
2. Quy định thông báo về việc thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự
Thông báo về việc thụ lý vụ án được quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Sau khi tiến hành thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý thì Thẩm phán có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án để những người có quyền và lợi ích liên quan biết được việc thụ lý.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án để không đương sự, chính quyền và những người khác được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Văn bản thông báo thụ lý vụ án phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
+ Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
+ Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
+ Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
+ Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
Các nội dung trên vừa là nội dung cơ bản vừa là nội dung bắt buộc cho một thông báo thụ lý, thông báo thụ lý phải đầy đủ các nội dung trên để người được thông báo thụ lý nắm bắt được thông tin của vụ án, nội dung khởi kiện.
Trường hợp trước đó nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì khi gửi thông báo thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp để nguyên đơn được tiếp cận với chứng cứ vụ án.
3. Thông báo thụ lý vụ án trên nền tảng KA ACADEMY
Thông qua nền tảng app và web KA ACADEMY dành riêng cho luật sư KA với những tính năng hữu ích tại phần ĐƯƠNG SỰ, KA ACADEMY sẽ giúp người dân có thể dễ dàng tìm hiểu về quy trình, các giai đoạn thụ lý vụ án và những giai đoạn tố tụng cần thiết tiếp theo dựa trên các văn bản pháp luật liên quan.
Ví dụ như việc thông báo thụ lý có quy trình như nào? Trong vòng bao nhiêu ngày? Nếu người dùng là Bị đơn thì họ cần nộp chứng cứ nào? Thêm vào đó, quy trình tống đạt giấy tờ cho nguyên đơn và bị đơn sẽ diễn ra với thủ tục và trình tự như thế nào?
Mọi thứ nêu trên sẽ được thể hiện rõ ràng và chi tiết nhất trong các chuyên mục về nguyên đơn và bị đơn trong phần ĐƯƠNG SỰ. Nền tảng tự động hóa bền vững KA ACADEMY đang ngày càng được hoàn thiện trên App và web KA. Đây là định hướng, đồng thời cũng là mục tiêu mà KA đặt ra để KA ACADEMY sẽ hỗ trợ cho KA giải thích rõ, chi tiết cho người dùng để người dùng dễ dàng sử dụng.
KA ACADEMY luôn nhắm đến nền tảng tự động hóa để tạo nền tảng app/web cho riêng những luật sư KA, người tài giỏi, người thầy dày dặn kinh nghiệm có thể tham gia đóng góp cho xã hội, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm quý báu của mình trong lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là về giai đoạn thụ lý vụ án.