Quay lại
Tin tức pháp lý
2/1/2023, 4:00:00 AM

THỦ TỤC KHỞI KIỆN

1. SƠ LƯỢC VỀ THỦ TỤC KHỞI KIỆN 

    Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có đề cập đến quy định về quyền khởi kiện vụ án “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Khởi kiện vụ án dân sự là phương thức để các chủ thể có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện đó, Tòa án sẽ buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, giáo dục pháp luật.

Cơ quan, tổ chức cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Nội dung và hình thức đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tùy theo yêu cầu và lĩnh vực cần giải quyết tranh chấp của nguyên đơn trong vụ án dân sự thì nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

 Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện Tòa án sẽ tiến hành xử lý đơn khởi kiện theo đúng trình tự, thủ tục Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định. Trong quá trình Tòa án thụ lý đơn khởi kiện nếu phát hiện sai sót, nội dung chưa phù hợp, không đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cần phải bổ sung hồ sơ, tài liệu thì Tòa án có thể trả đơn khởi kiện, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Nếu bị trả đơn khởi kiện thì người khởi kiện có thể khiếu nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện nếu thấy việc trả lại đơn khởi kiện là trái với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Nếu đã hoàn tất các thủ tục nêu trên thì Tòa án phân công Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Sau đó vụ án dân sự sẽ được Tòa án tiến hành các thủ tục hòa giải và xét xử theo Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định cụ thể. Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên các đương sự vẫn có quyền kháng cáo lên cấp phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Sau khi vụ án được đưa ra xét xử theo cấp phúc thẩm thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì sẽ được thực hiện theo đúng trình tự pháp luật của những thủ tục này. Trên đây là sơ lược các thủ tục về thủ tục khởi kiện vụ án dân sự.

Với nền tảng tự động hóa bền vững là KA ACADEMY, KA đã thiết kế app và web nhằm mục đích tạo nên một kho dữ liệu với hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản khác có liên quan bao gồm các thủ tục khởi kiện mà luật sư KA đã soạn thảo sẵn.

Dựa vào nền tảng có sẵn này, luật sư KA có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các công việc liên quan như soạn đơn và thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện, chỉnh sửa nếu có yêu cầu, đồng thời tư vấn cho khách hàng thủ tục đóng án phí, quy trình thụ lý, cũng như tranh luận tại Tòa án. Chính nhờ sự tự động hóa của KA ACADEMY mà sự tương tác giữa khách hàng, người dùng và luật sư KA đều trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

1671780217125_Bang_loi_noi_4_084fdb6ef8.jpg

2.  KA ACADEMY - NỀN TẢNG DÀNH RIÊNG CHO LUẬT SƯ KA

Nhờ có nền tảng KA ACADEMY, khách hàng sẽ tương tác trực tuyến với luật sư KA để được tư vấn kịp thời, nhanh chóng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của mình, đặc biệt là về vấn đề khởi kiện và các thủ tục cần thiết vì trên thực tế việc khởi kiện diễn ra rất nhiều, rất phổ biến.

 KA mong muốn xây dựng nền tảng KA ACADEMY để tạo môi trường cho các luật sư có thể tự động hóa, chủ động tư vấn cho khách hàng trong các khoảng thời gian hợp lý mà không phải cần gặp mặt trực tiếp tại văn phòng.

Ví dụ như khi khách hàng có yêu cầu về khởi kiện, cần được tư vấn thủ tục, quy trình khởi kiện ở tòa thì khách hàng sẽ dễ dàng tìm đúng luật sư chuyên môn hóa về lĩnh vực này thông qua nền tảng KA ACADEMY  và  KA ACADEMY sẽ giúp luật sư KA tiếp cận người dùng nhanh hơn. 

Các bên tương tác với nhau trực tiếp thì sẽ tạo kết quả tốt hơn, mang đến lợi ích và giảm thiểu tối đa những rủi ro, thiệt hại không đáng có cho khách hàng, nhất là về mặt thời gian, khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu khi nhu cầu của họ là đang cấp bách.

Ngoài ra, nền tảng app/web cho riêng luật sư KA là KA ACADEMY còn giúp khách hàng có thể theo dõi và cập nhật được tất cả các văn bản, biểu mẫu mới nhất một cách liên tục. Khách hàng có thể linh hoạt cập nhật thêm kiến thức pháp luật cũng như tự mình thực hiện các thủ tục cần thiết dựa trên ứng dụng này. Đó là hướng đi cũng như mục tiêu mà KA ACADEMY đang nhắm tới và mong muốn hoàn thiện hơn nữa trong tương lai.

Chia sẻ