Quay lại
Tin tức pháp lý
2/10/2023, 4:30:00 AM

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

1. GIÁM ĐỐC THẨM LÀ GÌ?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hai cấp xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử.

Căn cứ Điều 325 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.

Do đó đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.

2. TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA GIÁM ĐỐC THẨM

Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó;

Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.;

Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Nguyên đơn, bị đơn không phải là chủ thể trực tiếp yêu cầu kháng nghị mà phải gửi đơn yêu cầu cho người có thẩm quyền tùy theo tính chất của vụ việc.

Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của Viện kiểm sát.

Copy_of_KA_TECH_419407d23a.jpg

3.    KHI NÀO ĐƯỢC KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM?

Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định các căn cứ và điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo đó các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu luật pháp luật khi có một trong các căn cứ:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng. 

Làm thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

4. THỜI HẠN VÀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị

Thẩm quyền giám đốc thẩm được quy định tại Điều 337 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo đó Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao mới có thẩm quyền giám đốc thẩm các bản án, quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Cụ thể:

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị. Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

Qua những chia sẻ trên các bạn có thể hiểu thêm về Giám đốc thẩm, nhưng có thể không nắm hết được quy trình cũng như bản chất của nó. Do đó, với sự hỗ trợ của KA TECH, các bạn có thể truy cập để nghiên cứu hoặc có thể liên hệ trực tiếp cho các luật sư KA để được hỗ trợ, vì đây là nền tảng app/web mà KA đã thiết kế mang tính tự động hóa cao, thuận tiện hỗ trợ và dành riêng cho luật sư KA tác nghiệp.

5. HỖ TRỢ CỦA LUẬT SƯ KA GIÚP NGƯỜI DÂN KHÁNG NGHỊ THÔNG QUA NỀN TẢNG KA-ACADEMY 

Thông qua nền tảng KA-ACADEMY, luật sư KA sẽ vận dụng kiến thức của mình hỗ trợ người dân soạn thảo những văn bản để yêu cầu kháng nghị đến người có thẩm quyền, có thể yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm để xét lại từ đầu, góp phần từng bước lành mạnh hóa pháp luật, không ngừng tham mưu, kiến nghị cho Tòa án để hoàn thiện, minh bạch hóa, chi tiết hóa trong quá trình xét xử, tránh tình trạng oan sai, tránh việc phải xét xử nhiều lần. 

KA ACADEMY luôn xây dựng và muốn nhân bản nền tảng App Website dành riêng cho các luật sư dày dặn kinh nghiệm có thể truyền tải kiến thức chuyên môn của mình, cống hiến cho xã hội, giảm thiểu tình trạng oan sai trong tố tụng. Đó là mục tiêu mà KA ACADEMY hướng đến cho toàn thể đội ngũ luật sư KA.

Chia sẻ