1. Kỹ năng thuyết phục sắc bén của Luật sư là gì?
Kỹ năng thuyết phục của Luật sư là quá trình Luật sư vận dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết để đưa ra các dẫn chứng và lý luận cụ thể nhằm thuyết phục người nghe. Kỹ năng thuyết phục của Luật sư mang tính đặc thù riêng vì người Luật sư cần phải sử dụng các ngôn từ và thuật ngữ pháp lý phù hợp, cũng như đưa ra các luận cứ, luận chứng chặt chẽ mang tính pháp lý để thuyết phục khách hàng, các cơ quan nhà nước hay Luật sư đối thủ.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục sắc bén
Kỹ năng thuyết phục sắc bén là một trong những kỹ năng bắt buộc mỗi Luật sư phải có. Để có thể thuyết phục người nghe, Luật sư phải vận dụng nhiều yếu tố, phân tích quy định pháp luật có liên quan đến vụ việc, tìm cơ sở pháp lý kết hợp với dùng ngôn từ pháp lý phù hợp, đưa ra các luận cứ, luận chứng chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục HĐXX, VKS, Luật sư đối thủ để họ cảm thấy lời nói của Luật sư ngoài đủ căn cứ pháp lý còn kèm theo đó là tính thuyết phục cao.
Không chỉ riêng Luật sư, việc rèn luyện kỹ năng thuyết phục sắc bén thậm chí còn có thể áp dụng cho tất cả mọi người, rèn luyện kỹ năng này không chỉ để phát triển tư duy mà còn thu phục nhân tâm, lôi kéo người nghe về phía mình cũng như truyền cảm hứng cho mọi người.
3. Làm thế nào để có thể thuyết phục được người khác?
Để có thể thuyết phục được người khác, đòi hỏi Luật sư phải:
- Có kiến thức pháp luật chắc chắn, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới.
- Có nhiều trải nghiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật vào công việc.
- Có khả năng đọc, phân tích, nghiên cứu pháp luật chuyên sâu.
- Phải thường xuyên tập luyện cách truyền đạt sắc bén, thu phục người nghe.
- Tự tin trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc thể hiện được phong thái và khí chất của một người Luật sư.
- Có khả năng sử dụng các từ ngữ cô đọng, xúc tích nhưng đầy đanh thép khi tiến hành thuyết phục bằng văn bản.
4. Cần chuẩn bị gì để thuyết phục người khác
Trước khi thuyết phục người khác thì Luật sư cần làm chủ và nắm vững mọi thông tin cần thiết, các nguyên tắc pháp lý phù hợp và tình tiết, nội dung quan trọng của vụ việc. Hơn nữa phải tìm hiểu cơ bản các thông tin của đối tượng cần thuyết phục. Nhìn chung, chuẩn bị kỹ vấn đề cần trình bày có nghĩa là:
Xác định mục đích thuyết phụcLiệt kê thông tin, luận điểm, luận cứ cần thiết theo thứ tự nhất địnhChuẩn bị sẵn ảnh, video, hồ sơ, tài liệu cụ thể để làm minh chứngTriển khai sẵn các bước trình bày, đặc biệt là nội dung mở đầu và chốt hạ
5. KA-ACADEMY đào tạo kỹ năng thuyết phục như thế nào?
- Học viện KA-ACADEMY luôn hướng tới đào tạo những học viên và Luật sư mới hành nghề để họ có thể trang bị đầy đủ kỹ năng, phát huy hết khả năng trên bước đường hành nghề, thuyết phục được ý chí của khách hàng, buộc khách hàng phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của Luật sư, cũng như Luật sư sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các khách hàng.
- Đặc biệt là trong môi trường Doanh nghiệp, hiện nay Doanh nghiệp rất chú trọng việc trau dồi kiến thức pháp luật cho toàn thể nhân viên của mình, đây cũng là dịp để các Luật sư có đầy đủ kỹ năng thuyết phục sắc bén có thể hành nghề và quảng bá hình ảnh của mình, Luật sư truyền tải những tinh hoa và thông điệp cho nhân viên, giáo dục khai dân trí nhân viên, giúp Công ty ngày càng hoàn thiện, hoạt động kinh doanh đúng quy định pháp luật.
- Học viện KA-ACADEMY luôn muốn nhân bản những hệ thống kinh doanh tự động tương tự cho Luật sư để họ có thể đào tạo nhiều học viên, tư vấn cho nhiều khách hàng và giúp cho đàn em cũng như cử nhân luật trau dồi, cải thiện kỹ năng thuyết phục, từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành Luật sư chuyên nghiệp, chuyên môn cao, là tiền đề để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Bên cạnh đó, thông qua hệ thống kinh doanh tự động này, khách hàng còn có thể dễ dàng biết và tìm đến Luật sư, góp phần giúp Luật sư hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm của mình để phục vụ lại cho khách hàng, đặc biệt là trong những tranh chấp dân sự, hoặc thậm chí là một vụ án hình sự. Sự thuyết phục trong lập luận, trong phong thái của Luật sư có thể giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro hay thiệt hại đến mức tối đa trong một vụ án dân sự hoặc được giảm mức/khung hình phạt trong vụ án hình sự.