Quay lại
Tin tức pháp lý
12/9/2022, 2:30:00 AM

KỸ NĂNG LẮNG NGHE

1. Giá trị của lắng nghe

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của Luật sư trong quá trình hành nghề, là yếu tố tạo nên giá trị và sự chuyên nghiệp của một Luật sư. 

Lắng nghe không chỉ giúp Luật sư tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, mà còn tạo cho Luật sư một hình tượng tốt, là một tấm gương để sinh viên luật noi theo. 

Lắng nghe cũng thể hiện được đức tính khiêm tốn của người Luật sư trong quá trình tư vấn cho khách hành cũng như tranh luận trước tòa. Bởi trong thực tế không phải người Luật sư nào cũng đủ kiên nhẫn để lắng nghe những vấn đề pháp luật mình đã hiểu tường tận từ người khác. Khổng Tử từng nói: tính khiêm tốn là tự tôn còn tự cao là tự cao tự đại, gặp những nguy hiểm, tự hại bản thân, có nhiều rủi ro. Như thế, việc Luật sư lắng nghe khách hàng trong lúc tư vấn hoặc lắng nghe quan điểm của Luật sư đối phương trong lúc tranh luận tại phiên toà cũng góp phần thấu hiểu ý chí, nguyện vọng của họ, hay thậm chí Luật sư lắng nghe góp ý của HĐXX, VKS cũng góp phần hiểu rõ vấn đề, tìm ra nút thắt giúp Luật sư sử dụng đúng căn cứ pháp lý, áp dụng luận cứ có lợi cho thân chủ và đưa ra lối đối đáp phù hợp.

Trong hành nghề luật, kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ là điểm cộng cho Luật sư trong quá trình giao tiếp, truyền tải thông điệp tới người đối diện.

       2. Để lắng nghe hiệu quả

Tuy nhiên, phải lắng nghe như thế nào mới hiệu quả? Lắng nghe theo phong cách Luật sư không chỉ đơn thuần là nghe người khác nói mà còn phải kết hợp với nhiều yếu tố khác.

Để lắng nghe hiệu quả, Luật sư cần có thời gian rèn luyện nhất định, nghe kết hợp với tập trung, kiên nhẫn, nắm bắt ý chính, xâu chuỗi các nội dung trình bày của đối phương và kết hợp phân tích vấn đề, đưa ra lời trình bày hợp lý. 

Đồng thời, Luật sư phải có tính khiêm tốn, tri kỷ tri bỉ để có thể đồng cảm và đưa ra lời tư vấn chạm đến tâm tư, làm xoa dịu nỗi đau, từng bước tháo gỡ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải chứ không nên chỉ đưa ra ý kiến tư vấn dựa trên những cơ sở pháp lý cứng nhắc, khó hiểu với khách hàng để áp đặt khách hàng. 

Do đó, Luật sư phải hiểu khách hàng, biết được nguyện vọng, mong muốn của khách hàng và tư vấn những gì khách hàng cần, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu khách hàng.

test_9a54ca05cc.jpg

3. Kỹ năng lắng nghe của Luật sư

Lắng nghe hiệu quả là bước đầu trong việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe của Luật sư. Tuy nhiên để hoàn thiện kỹ năng này Luật sư cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Thái độ lắng nghe: Khi giao tiếp với khách hàng Luật sư cần thể hiện sự tập trung, chân thành để tiếp nhận đầy đủ những thông tin cần thiết. Việc tập trung thể hiện được sự tôn trọng, thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc khi tiếp xúc với đối tác, khách hàng, qua đó tạo được thiện cảm để khách hàng cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng cung cấp thông tin.

Phản hồi và đặt câu hỏi: Việc lắng nghe của Luật sư không phải là việc lắng nghe một chiều mà cần có sự tương tác hai chiều từ hai phía. Vì thế nên Luật sư cần có những phản hồi như việc đặt câu hỏi cho khách hàng, xác nhận lại một số nội dung khách hàng vừa nói. 

Thể hiện sự khích lệ, đồng thuận: Luật sư cần có những hành động, thái độ thể hiện sự khích lệ để khách hàng có sự hứng khởi khi nói chuyện. Như đưa ra các câu hỏi liên quan tới nội dung khách hàng đã trình bày trước đó, đặt câu hỏi thể hiện suy nghĩ của bản thân về thông tin đã nhận.

Luôn đặt bản thân vào vị trí người nói: Việc này giúp Luật sư có cái nhìn khách quan, tôn trọng và thấu hiểu hơn các vấn đề của khách hàng.

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Trong quá trình giao tiếp Luật sư nên sử dụng một cách linh động ngôn ngữ cơ thể cùng ánh mắt để thể hiện sự cởi mở, thân thiện và nhiệt tình với người nói.

Trang phục: Việc chuẩn bị trang phục tươm tất, kỹ càng thể hiện được phong thái của Luật sư và giúp Luật sư tư vấn gây được ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng.

4. Vai trò của KA-ACADEMY với kỹ năng lắng nghe 

KA-ACADEMY luôn mong muốn tạo ra hệ thống kinh doanh tự động cho Luật sư – những người hành nghề luật có đức tính tốt đẹp như thế để phục vụ cho cộng đồng, xã hội, đặc biệt là những sinh viên luật và những Luật sư mới hành nghề rất cần một môi trường như thế này để rèn luyện kỹ năng lắng nghe, khiêm tốn và thấu hiểu để giải mã vấn đề của khách hàng, hiểu được tâm tư nguyện vọng của khách hàng và có thể đưa ra hướng tư vấn tốt nhất. 

Bởi đây không chỉ là kỹ năng quan trọng mà còn giúp cho chúng ta phát huy hết những yếu tố tiềm ẩn cùng những đức tính tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đóng góp cho sự phát triển tri thức cộng đồng. 

Học viện KA-ACADEMY luôn mong muốn phát triển hệ thống kinh doanh tự động cho Luật sư để Luật sư có thể giúp người dân hướng đến việc tư vấn một cách chủ động, để Luật sư có thể cống hiến nhiều hơn và giúp đỡ nhiều người hơn, thấu hiểu khách hàng một cách tốt nhất, góp phần mang lại giá trị và sự cống hiến tri thức pháp luật rộng khắp trong và ngoài nước một cách chủ động và hiệu quả.

 

Chia sẻ