Quay lại
Tin tức pháp lý
12/8/2022, 3:30:00 AM

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA LUẬT SƯ

1. Vai trò của kỹ năng đàm phán 

Trong quá trình hành nghề, luật sư muốn làm việc hiệu quả với ĐƯƠNG SỰ thì trước đó phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng, tiêu biểu là kỹ năng đàm phán. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần có của Luật sư và hầu hết Luật sư phải áp dụng kỹ năng này rất nhiều vào việc thương lượng giải quyết các tranh chấp, ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng trong quá trình hỗ trợ pháp lý cho khách hàng. 

Đàm phán là việc trao đổi, bàn bạc giữa hai hay nhiều bên về một hoặc nhiều nội dung liên quan tới lợi ích chung hoặc lợi ích đối kháng nhằm mục đích đạt được một thỏa thuận chung để xác lập quan hệ pháp lý giữa các bên mà quan hệ này thường được ghi nhận trong văn bản gọi là hợp đồng. Tùy theo từng đối tượng, từng nội dung mà tên gọi của hợp đồng có sự khác nhau. Ví dụ: Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá; Đàm phán hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh,...

Bản thân Luật sư là người thay mặt cho khách hàng tham gia đàm phán cũng như giúp cho khách hàng soạn thảo các văn bản, hợp đồng mẫu, các quy chế,… của Công ty theo đúng quy định pháp luật, có thể thấy dưới sự am hiểu luật pháp của Luật sư, trường hợp Công ty có xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động thì đều có thể được luật pháp bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

test_e26310d154.jpg

2. Công việc trước giai đoạn đàm phán 

Trước giai đoạn đàm phán, Luật sư có thể thực hiện các công việc như sau:

  • Tìm hiểu rõ các giao dịch cũng như thỏa thuận của khách hàng và bên đàm phán, để tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan;
  • Nắm rõ mong muốn của khách hàng cũng như bên đàm phán và ghi chú kỹ lưỡng;
  • Các tài liệu, thông tin cần thiết để buổi đàm phán diễn ra tốt đẹp đều phải được chuẩn bị từ trước và dự trù những câu hỏi và câu trả lời về vấn đề đàm phán;
  • Nhìn nhận những lợi ích có thể có được cho khách hàng và các quyền lợi mà đối phương nhận được nếu cuộc đàm phán thành công;
  • Trao đổi rõ với khách hàng về những gì Luật sư có thể đàm phán, những thuận lợi và rủi ro không mong muốn dự kiến có thể xảy ra;
  • Luật sư có thể luyện tập cách trình bày trước khi diễn ra buổi đàm phán chính thức.

3. Công việc trong giai đoạn đàm phán 

Trong giai đoạn đàm phán, Luật sư có thể thực hiện các công việc sau:

  • Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, đúng trọng tâm về các yêu cầu và các vấn đề pháp lý có thể phát sinh từ giao dịch của hai bên;
  • Lập luận, thuyết phục và cho bên đàm phán thấy rõ những lợi ích có thể đạt được nếu xác lập giao dịch;
  • Luật sư cần có một thái độ chuẩn mực, chuyên nghiệp, góp phần tạo môi trường thoải mái trong quá trình đàm phán để cuộc đàm phán có thể diễn ra suôn sẻ;
  • Luật sư cần có tâm lý kiên định và linh hoạt trong quá trình đàm phán, trong một số vấn đề phát sinh phải tham khảo lại nhu cầu của khách hàng.

4. Vai trò của KA ACADEMY với kỹ năng đàm phán của Luật sư 

Để tạo môi trường cho các Luật sư trẻ tuổi có thể rèn luyện kỹ năng đàm phán cũng như các Luật sư lâu năm có thể truyền đạt kinh nghiệm đàm phán của mình cho các thế hệ trẻ, các Luật sư có thể cân nhắc tham gia vào học viện KA ACADEMY để tạo thành một đội ngũ lớn, KA ACADEMY luôn có sẵn một hệ thống giúp các Luật sư có thể kinh doanh tự động và gặt hái được những sản phẩm mình mong muốn. Học viện KA ACADEMY và đội ngũ đã xây dựng hệ thống kinh doanh và muốn nhân bản nó ra cho các Luật sư có thể linh hoạt tư vấn cho nhiều người có mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Luật sư để có thể tự đàm phán, hòa giải khi họ là ĐƯƠNG SỰ trong một vụ việc nào đó. Thông qua hệ thống, Luật sư sẽ được nhiều người biết đến và có thể chủ động giúp các Doanh nghiệp tránh bị thưa kiện, tránh những rủi ro không mong muốn trong quá trình hoạt động. Đó là mục tiêu và đích đến mà KA ACADEMY và đội ngũ đã vạch ra từ khi bắt đầu hình thành.

Chia sẻ