Quay lại
Tin tức pháp lý
12/7/2022, 7:30:00 AM

HỢP ĐỒNG BẰNG LỜI NÓI

Trong xã hội hiện đại ngày nay, ngoài việc xác lập hợp đồng bằng văn bản thì Hợp đồng bằng lời nói còn được sử dụng khá phổ biến, nhằm xác lập nhanh quan hệ giao dịch dân sự, tránh các thủ tục rườm rà cũng như tạo nên sự thuận tiện cho cả hai bên trong giao kết hợp đồng với những công việc có tính đặc thù hoặc công việc ngắn hạn.

Tuy nhiên, Hợp đồng bằng lời nói vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do đó, làm thế nào để bảo vệ người lao động, xác lập Hợp đồng bằng lời nói như thế nào để vừa đúng quy định pháp luật, vừa đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của hai bên giao kết? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, phân tích về đặc điểm cũng như những rủi ro pháp lý và các điểm cần lưu ý khi xác lập hợp đồng bằng lời nói. 

1. Hợp đồng bằng lời nói là gì? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Trong đó, theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng giao kết bằng hình thức lời nói được pháp luật ghi nhận và chấp nhận, vẫn có giá trị pháp lý và hiệu lực với các bên như hợp đồng thể hiện bằng văn bản. Đối với một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như các giao dịch dân sự mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại chợ, thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng. 

Như vậy, hợp đồng bằng lời nói chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự bằng lời nói.

test_950d75b1c7.jpg

2. Các rủi ro khi xác lập hợp đồng bằng lời nói.

Theo quy định pháp luật, Hợp đồng bằng lời nói vẫn có giá trị pháp lý trong giao dịch dân sự, nhưng trong thực tế, khi có tranh chấp xảy ra, người lao động luôn là bên yếu thế, không đủ căn cứ và cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân mình cũng như không đủ điều kiện kinh phí đi tìm trợ giúp của Luật sư, đa phần người lao động sẽ chọn cách cư xử như côn đồ để đòi lấy quyền lợi hoặc chọn cách bỏ qua, xem như là một bài học trong cuộc đời mình.

Theo đó, các rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành xác lập hợp đồng bằng lời nói là: 

  • Nội dung giao dịch không đầy đủ và chi tiết do các bên thực hiện giao kết hợp đồng bằng miệng thỏa thuận một cách nhanh chóng;
  • Dễ phát sinh những tình huống không lường trước được khi thực hiện hợp đồng, cũng như việc bồi thường nếu có tranh chấp hay thiệt hại xảy ra do hai bên khi tiến hành giao kết hợp đồng bằng miệng không có nhiều thời gian để thỏa thuận chi tiết và dự trù các tình huống phát sinh;
  • Khó xác định được nội dung hợp đồng cụ thể trong trường hợp này khi các chủ thể giao kết hợp đồng với nhau chủ yếu dựa vào niềm tin, chữ tín với nhau, việc giao kết hợp đồng miệng thì thường chỉ có hai bên và ít khi có người làm chứng. Khi phát sinh tranh chấp, đôi bên điều đưa ra những nội dung có lợi cho mình. Dẫn đến việc Tòa án gặp khó khăn trong việc xác định đâu là nội dung chính xác của hợp đồng.

3. Điểm cần lưu ý khi xác lập Hợp đồng bằng lời nói?

Một số lưu ý của các Luật sư muốn nhắn gửi đến người dân trong quá trình xác lập Hợp đồng bằng lời nói bao gồm:

  • Không nên đặt quá nhiều lòng tin vào đối phương khi tiến hành giao kết hợp đồng;
  • Việc giao kết hợp đồng cần dựa trên các quy định của pháp luật hoặc Luật sư hỗ trợ;
  • Cần tự trang bị một lượng kiến thức pháp luật để có thể tự bảo vệ mình trong mọi tình huống;
  • Nội dung của việc giao kết, thỏa thuận phải được đầy đủ. Tuy là giao kết hợp đồng miệng nhưng hai bên cũng nên rõ ràng với nhau về các trường hợp xảy ra, về mức bồi thường thiệt hại hay một số trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng; 
  • Nên có ghi âm hay thực hiện quay phim và người làm chứng khi thỏa thuận nội dung hợp đồng miệng trên các trường hợp cụ thể trong thực tế. Nếu trong các trường hợp việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, hai bên hoàn thành hết các nghĩa vụ thì không có gì nhưng nếu có tranh chấp phát sinh thì các đoạn phim, đoạn ghi âm hay người làm chứng sẽ có tác dụng làm chứng cứ, chứng minh khi khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi cho các bên;
  • Giữ lại các hóa đơn hoặc các giấy tờ có liên quan đến giao dịch giữa các bên khi xác lập với nhau. Tương tự với việc ghi âm, ghi hình, các giấy tờ trong quá trình giao dịch như thư từ, email, biên bản giao nhận hàng, biên bản giao nhận tiền sẽ là chứng cứ khi thực hiện khởi kiện đòi quyền lợi cho các chủ thể khi có rủi ro. Khi giao nhận hàng hóa, phải có biên nhận giao nhận hàng, nên ghi cụ thế đó là loại hành hóa gì. Khi giao nhận tiền cũng vậy, phải ghi ra biên nhận đó là tiền gì, hàng gì.

4. KA ACADEMY và hợp đồng bằng lời nói.

Thấu hiểu những góc khuất đó, học viện KA-ACADEMY luôn muốn đào tạo và xây dựng hệ thống pháp luật tự động cho các Luật sư, góp phần giúp cho người có nhu cầu có thể chủ động tìm hiểu thông tin và kiến thức về Hợp đồng bằng lời nói, tự xây dựng nền tảng pháp lý, trang bị đầy đủ công cụ để tự bảo vệ bản thân mình. 

Trong hệ thống kinh doanh tự động của Luật sư, những Luật sư chuyên về lĩnh vực dân sự và dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng trong việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng bằng lời nói luôn sẵn sàng để hỗ trợ người dân đi tìm công lý, giúp họ giành lại quyền và lợi ích hợp pháp cũng như tự chủ trong việc bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý khi xác lập hợp đồng bằng lời nói. 

Chia sẻ