I. Một số Hợp đồng thông dụng theo Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định về một số hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện cho quan hệ pháp luật dân sự.
So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm. Những hợp đồng này đã được quy định trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là “Hợp đồng hợp tác” để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Sau đây là các hợp đồng thông dụng được quy định tại Chương XVI Bộ luật dân sự 2015:
1. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.(Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
2. Hợp đồng trao đổi tài sản
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.(Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)
3. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.(Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)
4. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.(Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
5. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.(Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
6. Hợp đồng thuê Khoán tài sản
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.(Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015)
7. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.(Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)
8. Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.(Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
9. Hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. (Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015)
10. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.(Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
11. Hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.(Theo Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015)
12. Hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.(Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015)
13. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.(Theo Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)
14. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.(Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015)
15. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.(Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
II. Sự kết hợp giữa KA ACADEMY và KA BOOK
Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ĐƯƠNG SỰ hay truyền đạt các kỹ năng cần thiết, thì hệ thống KA ACADEMY còn hướng tới đào tạo cho người dùng những bí quyết sử dụng hợp đồng thông dụng, lấy nền tảng của các Luật sư và sự đồng hành của KA-BOOK trong hệ sinh thái King Attorney. KA ACADEMY và KA BOOK sẽ cho ra đời những quyển sách liên quan tới bí quyết sử dụng những hợp đồng thông dụng này.
Các tựa sách của hệ thống của KA BOOK thuộc KA được xuất bản bởi Nhà xuất bản Công an nhân dân và bán qua hình thức trực tiếp tại các hệ thống nhà sách cũng như trên các trang thương mại điện tử. Ngoài ra những cuốn sách này còn được trao tặng cho học sinh, sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về luật. Với thao tác đơn giản là quét mã QR trên sách, người dùng có thể dễ dàng tải về các mẫu hợp đồng này với số lượng từ 300 đến 400 mẫu hợp đồng thông dụng đã được các luật sư soạn thảo và hướng dẫn cụ thể để khách hàng phân biệt các hợp đồng này, nhận biết những điểm ưu việt cũng như những điều cần tránh khi tham gia ký kết những hợp đồng có những điều khoản bất lợi cho mình. Đây là nền tảng liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa luật sư với khách hàng cũng như tạo cơ hội để luật sư trau dồi nâng cao kiến thức của mình trong vấn đề tư vấn pháp luật.
III. Hệ thống pháp luật tự động của KA-ACADEMY
Nhằm lan tỏa những kiến thức về cách sử dụng các hợp đồng thông dụng và các quy định pháp luật nói chung cho cộng đồng. KA ACADEMY đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật tự động với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, đã qua đào tạo nhằm góp phần phục vụ tối ưu nhất cho các đương sự của mình và người dân quan tâm pháp luật.
Hệ thống pháp luật tự động của KA-ACADEMY hứa hẹn sẽ truyền đạt các kiến thức pháp luật với cách thức dễ hiểu nhất mà vẫn giữ được tinh thần pháp luật, đem đến cho người dùng những cẩm nang thông dụng, những giá trị hữu ích, giúp khách hàng tránh khỏi các vấn đề có liên quan đến tranh chấp hay các vụ việc vi phạm pháp luật. Trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến các hợp đồng thông dụng này, luật sư KA luôn sẵn sàng đồng hành cùng đương sự của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Ngoài ra, ekip còn xây dựng hệ thống pháp luật tự động của KA ACADEMY nhằm hướng mục tiêu tìm kiếm những luật sư mới để bổ sung cho đội ngũ luật sư trong hệ thống pháp luật tự động của KA ACADEMY. Từ đó đào tạo thêm, giúp những luật sư này có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong mảng hợp đồng thông dụng nói riêng và ngành luật nói chung, góp phần nâng cao dân trí, trang bị kiến thức cho cộng đồng để mọi người biết tới và sử dụng.