1. Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự?
Căn cứ quy định tại Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Bị đơn dân sự là cá nhân, tức là người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện theo pháp luật của họ. Ví dụ: Cha mẹ của người chưa thành niên phải bồi thường những thiệt hại do con họ gây ra trong một vụ án hình sự. Lúc này bị đơn dân sự là cha mẹ của người chưa thành niên (bị cáo trong vụ án hình sự)
Cơ quan, tổ chức là bị đơn dân sự khi cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức này có hành vi phạm tội gây thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự. Ví dụ: tài xế của một công ty trong khi đang làm nhiệm vụ thì đã gây tai nạn. Như vậy công ty đó sẽ trở thành bị đơn dân sự trong vụ án hình sự này bởi công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhân viên của mình gây ra.
Khi công nhận cá nhân, cơ quan, tổ chức là nguyên đơn dân sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được bị đơn dân sự.
2. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự
Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự như sau:
2.1. Về quyền của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Về nghĩa vụ của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. So sánh giữa bị đơn trong vụ án dân sự và bị đơn dân sự trong vụ án hình sự
Về khái niệm
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Bị đơn trong vụ án dân sự tham gia vào quan hệ tố tụng mang tính bắt buộc và bị coi là người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn.
Về chủ thể
Bị đơn trong vụ án dân sự và bị đơn dân sự trong vụ án hình sự điều có các chủ thể thực hiện là các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Về quyền và nghĩa vụ
Bị đơn trong vụ án dân sự có quyền và nghĩa vụ tương tự với quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự. Tuy nhiên bị đơn dân sự có các quyền và nghĩa vụ được quy định chi tiết hơn và bị đơn trong vụ án dân sự còn có quyền phản tố và đưa ra yêu cầu độc lập khác với bị đơn dân sự trong vụ án hình sự.
Về bản chất
Bị đơn trong vụ án dân sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạt động tố tụng dân sự và được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự.
Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong hoạt động tố tụng hình sự và được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự.
3. Hỗ trợ của Luật sư KA đối với bị đơn dân sự trong vụ án hình sự thông qua nền tảng KA-ACADEMY
Luật sư KA hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thân chủ này thông qua nền tảng tự động hóa là KA ACADEMY. Các luật sư sẽ xem xét thân chủ có cần bồi thường không? Yêu cầu bồi thường đó có vô căn cứ, không tuân thủ pháp luật không? Phán quyết, quyết định của Tòa án có bất lợi đối với thân chủ không? Từ đó, luật sư KA sẽ tư vấn để bảo vệ quyền lợi cho bị đơn dân sự này.
KA ACADEMY đã xây dựng App KA và Web KA có riêng luật sư KA và người dùng. Trong đó, mục “ĐƯƠNG SỰ”, cụ thể trong đó là bị đơn dân sự trong vụ án hình sự bao gồm các văn bản, tình huống dành cho đối tượng này, không chỉ giúp cho người dùng có thể dễ dàng tra cứu các quy định pháp luật mà còn tạo nên sự linh hoạt trong tìm kiếm thông tin và người dùng có thể xác định rõ mình đang thuộc đối tượng nào.
KA cũng phát triển thêm nền tảng KA ACADEMY để tạo nền tảng app/web cho riêng luật sư KA. Nó cũng tạo môi trường riêng cho luật sư để luật sư KA có điều kiện tư vấn bảo vệ cho bị đơn khi xét thấy yêu cầu bồi thường quá nhiều, quá vô lý, không có căn cứ hoặc có những dấu hiệu vi phạm tố tụng. KA ACADEMY luôn nhắm tới việc tạo nền tảng riêng cho luật sư KA để tư vấn cho người dùng với mong muốn sẽ bảo vệ được họ.